Sản phẩm đã bán
ban hang online giao hang tan nha
miễn phí giao hàng và lắp đặt tại Đà Nẵng
hotline gop y khieu nai
bao hanh bao tri tron doi

Gỗ Veneer là gì? Ưu nhược điểm gỗ Veneer

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe qua gỗ Veneer. Nhưng liệu bạn đã biết gỗ Veneer là gì chưa? Ưu nhược điểm của loại gỗ Veneer này là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về loại ván gỗ này, hãy cùng Nội Thất Gia Phong tham khảo bài viết dưới đây nhé!

go-veneer-la-gi

Gỗ Veneer là gì?

Giải thích một cách ngắn gọn, Veneer chính là gỗ tự nhiên được lạng mỏng; độ dày khoảng 1 rem đến 2 ly. Do đó, một cây gỗ tự nhiên có thể lạng ra vô vàn tấm gỗ Veneer (tuy nhiên nhà sản xuất chỉ giữ lại những tấm có độ thẩm mỹ tốt nhất). Độ rộng mặt gỗ Veneer tùy thuộc vào đường kính của cây gỗ được xẻ.

Gỗ tự nhiên và Veneer có giống nhau không?

Tính thẩm mỹ

Khách hàng ưa chuộng gỗ tự nhiên không chỉ bởi độ bền mà còn nhờ những hệ vân gỗ cuộn xoáy vô cùng đẹp mắt, sống động. Ngày nay, với sự xuất hiện của Veneer, bạn hoàn toàn có thể sở hữu điều đó với chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Bản thân một cây gỗ tự nhiên có thể lạng ra hàng trăm thậm chí hàng ngàn tấm Veneer, do đó, khách hàng có cơ hội lựa chọn cho mình những tấm Veneer tốt nhất, có hệ vân đẹp nhất mà không phải bị động như đóng đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên như trước đây.

Độ bền

Người tiêu dùng Việt Nam thường có suy nghĩ phàm những gì gắn mác “công nghiệp” đều độc hại hơn, có tuổi thọ kém hơn những đồ làm bằng gỗ tự nhiên, nhất là gỗ.

Tuy nhiên, suy nghĩ đó cũng nên dần thay đổi bởi không hẳn loại gỗ tự nhiên nào cũng tốt, tuổi thọ cũng cao hay các loại gỗ càng đắt tiền thì càng bền hoặc ngược lại.

Gỗ công nghiệp bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gỗ, nhà sản xuất, quy trình và máy móc vận hành. Bởi trên thực tế, đã có những loại gỗ công nghiệp tuổi thọ lên đến 20 năm hoặc hơn. Do đó, lựa chọn nhà sản xuất sẽ quyết định rất lớn đến độ bền đồ nội thất của bạn

Gỗ công nghiệp có tuổi thọ không cao bằng gỗ tự nhiên. Bởi bản thân gỗ công nghiệp chỉ là sự gia công từ keo và gỗ dăm nên sự liên kết không thể bền chắc như gỗ thịt thông thường.

Tuy nhiên, nếu tinh ý bạn có thể nhận ra ở một số nước phương Tây người ta sử dụng gỗ công nghiệp nhiều hơn; nhất là trong thiết kế và thi công nhà ở. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngôi nhà bị cháy, để giải thoát người bị mắt kẹt, bạn sẽ chỉ mất 1 phút để phá một cánh cửa bằng gỗ công nghiệp; trong khi đó nếu nó được làm bằng gỗ tự nhiên, điều này sẽ cần đến sức khỏe của một lực sĩ đấy nhé!

Veneer có thể kết hợp với cốt gỗ nào?

Ván MDF hoặc HDF

Đây là hai dòng ván gỗ nguồn gốc 100% công nghiệp, được lựa chọn nhiều nhất để làm cốt dán laminate, dán Veneer cho đến phủ sơn.

Với tính sẵn có về nguồn cung, và khả năng bắt vít, thi công nhanh chóng, MDF và HDF có giá thành khá rẻ trong khi độ bền cũng được khẳng định từ 15-20 năm. Chúng được sử dụng để đóng một số đồ nội thất chính trong nhà như kệ tivi, tủ áo, giường ngủ vv… cho đến đồ nội thất văn phòng như bàn, ghế, vách ngăn.

► Tham khảo thêm: Gỗ MDF là gì? Ưu nhược điểm ván gỗ MDF

Gỗ ghép

Gỗ ghép (hay còn gọi là plywood) là những mảnh vụn của gỗ tự nhiên trong quá trình luộc, sấy, bả bột,… để gia công thành tấm gỗ kích thước chuẩn.

Gỗ ghép rất phù hợp với những gia chủ muốn xài đồ gỗ nhưng kinh phí hạn chế. Gỗ được ghép theo dạng chồng lên nhau hoặc ghép theo cạnh ngang để đảm bảo tính vững chắc nhất cho tấm gỗ.

Ngày nay, gỗ ghép được sử dụng rất nhiều để đóng nội thất gia đình và văn phòng với mật độ ngang ngửa, thậm chí nhiều giai đoạn còn cao hơn cốt MDF, HDF.

Ưu nhược điểm của Veneer trong thi công nội thất

Bất kỳ một loại vật liệu nào trên thị trường hiện nay cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định. Và gỗ veneer cũng thế. Không phải tự nhiên mà Veneer trở thành vật liệu bề mặt được ưa chuộng phổ biến trong thi công nội thất nhà ở, văn phòng. Hãy cùng xem chúng có những ưu nhược điểm gì nhé!

Ưu điểm của gỗ Veneer

  • Đa dạng, thỏa sức trang trí, decor: Có bao nhiêu loại gỗ tự nhiên thì có bấy nhiêu dòng Veneer khác nhau, do đó, bạn có thể sử dụng nhiều loại Veneer cho từng không gian khác nhau trong căn hộ.
  • Nội thất gỗ Veneer có khả năng chống cong vênh, mối mọt.
  • Bề mặt có thể uốn cong, làm được những đồ nội thất có kích thước phức tạp.
  • Có thể ghép trang trí vân chép, vân ngang, dọc, đảo vân,… Tạo nên nét đẹp hiện đại, phá cách.
  • Có thể ứng dụng làm đồ gỗ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ hoặc vách trang trí nhà ở, văn phòng.
  • Vật liệu sẵn có, thi công nhanh chóng, tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức.
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

Nhược điểm của gỗ Veneer

  • Tính chịu nước kém.
  • Dễ bị vỡ, mục trong thời tiết nồm, ẩm kéo dài hoặc va đập mạnh.
  • Dễ bị hư hỏng, rạn nứt nếu phải di chuyển nhiều.
  • Nếu trình độ nhân công kém, đồ nội thất Veneer sẽ rất dễ để lộ những vết dán cạnh cẩu thả, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đồ nội thất.

Quy trình sản xuất gỗ Veneer

Theo thống kê của nhà sản xuất, một cây gỗ kích thước 30x20x250cm (dày x rộng x cao) thì sẽ lạng ra được 1500-3000m2 gỗ Veneer. Tuy nhiên, con số này sẽ còn bị hao hụt; bởi sự sàng lọc những tấm Veneer không đạt chuẩn. Sau khi lạng xong, Veneer sẽ được dán lên cốt gỗ công nghiệp; thông thường là MDF, HDF, ván dăm hay plywood; bằng keo chuyên dụng để làm ra các sản phẩm nội thất phù hợp.

Sau khi đã ép trên cốt gỗ, xưởng sẽ tiến hành nối từng tấm Veneer riêng rẽ lại với nhau tạo thành tấm có kích thước chuẩn 1200×2400 trước khi được xuất ra thị trường. Bởi độ rộng của miếng Veneer phụ thuộc vào đường kính thân cây gỗ nên người ta phải ghép ít nhất 3 miếng lại với nhau với đủ đạt được kích thước tấm gỗ tiêu chuẩn.

Tiếp theo, người ta đem tấm gỗ vào ép bằng máy ở áp suất và nhiệt độ cao đến khi có độ dính và phẳng nhất định. Công đoạn cuối cùng và chà nhám bề mặt.

Công ty TNHH thiết kế và thi công nội thất Gia Phong | Mã số thuế: 0401826361