Gỗ công nghiệp MFC được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng, nhà hàng,… Bạn có muốn tìm hiểu thông tin về loại gỗ công nghiệp MFC không? Hãy cùng Nội Thất Gia Phong khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vậy gỗ công nghiệp MFC là gì?
a. Khái niệm gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Face Chipboard) có cốt gỗ được làm từ ván dăm và bề mặt được phủ Melamine; một loại vật liệu chuyên được dùng để gia cố lên bề mặt ván gỗ công nghiệp.
b. Cấu tạo của gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC được cấu tạo từ cốt gỗ ván dăm và tấm phủ bề mặt melamine.
- Cốt gỗ ván dăm là gì?
Nguyên liệu chính để làm gỗ ván dăm; hay còn gọi là ván okal; là các loại gỗ rừng trồng ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn,… và phế liệu gỗ trong quá trình chế biến (vụn gỗ, dâm bào, mùn cưa,…). Ngoài ra, còn có thể sử dụng các loại thực vật mà trong thành phần cấu tạo có chứa Lignin và Cellulose. Chẳng hạn như: rơm rạ, bã mía, thân cây bông, cây lanh hay cây gai dầu.
Thành phần của ván dăm bao gồm khoảng 80% gỗ; 9 – 10% keo Urea Formaldehyde (UF); 7 – 10% nước và dưới 0,5% thành phần khác như Parafin, chất làm cứng,…
- Melamine là gì?
Melamine là 1 loại vật liệu chuyên được dùng để gia cố lên bề mặt ván gỗ công nghiệp. Để phù hợp với xu hướng nội thất; đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tính thẩm mỹ cao cho mỗi sản phẩm. Về bản chất, chúng được tạo ra nhờ hoạt chất kết dính tạo bề mặt gồm có 3 yếu tố chính; 1 là lớp giấy nền, 2 là lớp phim tạo vân giả gỗ và 3 là lớp bảo vệ ngoài cùng.
2. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MFC
1 tấm gỗ công nghiệp MFC hoàn chỉnh được tạo thành sau khi trải qua quy trình sản xuất gồm 3 bước như sau.
Bước 1. Sản xuất ván dăm
Ván dăm là cốt gỗ của ván MFC. Đây là bước quan trọng và được kiểm tra kỹ thuật kỹ lưỡng. Vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tấm ván.
Đầu tiên, nguyên liệu thô (những thân gỗ, cành, ngọn, và các vụn gỗ,…) được đưa vào máy chuyên dụng, nghiền thành các dăm nhỏ có kích thước khác nhau. Chúng được sấy ở nhiệt độ quy định. Sau đó, chúng được sàng lọc theo kích thước trước khi được trộn đều với các chất kết dính và các chất phụ gia.
Bước 2: Tạo hình ván dăm theo yêu cầu
Hỗn hợp các dăm gỗ và chất kết dính sau đó được đưa vào công đoạn tạo hình dựa trên các thông số về độ dày và mật độ. Sau khi ván đã được định hình theo tiêu chuẩn, chúng được đưa vào ép sơ bộ. Tiếp đến là ép nóng dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
Kế tiếp là công đoạn xén bỏ các phần lỗi của cạnh ván. Cuối cùng, cạnh và bề mặt ván được mài nhẵn và đem đi kiểm định chất lượng trước khi được ép bề mặt trang trí melamine lên trên.
Bước 3: Ép bề mặt trang trí Melamine
Khi tấm ván dăm đã hoàn thiện, người ta sẽ phủ lên đó 1 lớp Melamine để bảo vệ cốt gỗ và tạo tính thẩm mỹ cho ván.
Kết quả cuối cùng đó chính là những tấm ván gỗ công nghiệp MFC hoàn chỉnh.
► Xem thêm: Gỗ MDF là gì? Ưu nhược điểm ván gỗ MDF
3. Gỗ công nghiệp MFC gồm có những loại nào?
Người ta thường phân loại ván MFC theo các tiêu chí cụ thể. Trong đó, 3 cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo kích thước, theo đặc tính và theo bề mặt trang trí.
a. Phân loại theo kích thước
- Loại chuẩn
Ván MFC có 3 kích thước tiêu chuẩn tại Việt Nam đó là:
- Size nhỏ: 1220x2440x (9-50) mm.
- Size vừa: 1530x2440x (18/25/30) mm.
- Size lớn: 1830x2440x (12/18/25/30) mm.
- Loại vượt khổ
Các loại ván có kích thước vượt khổ được sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết kế; các sản phẩm có bề mặt lớn; theo yêu cầu của khách hàng.
b. Phân loại theo đặc tính
- Gỗ công nghiệp MFC thường
Loại này sử dụng ván dăm thường ép melamine. Chúng có độ cứng và độ giòn cao, khả năng chịu nước kém nên thường được ứng dụng trong đồ nội thất văn phòng. Loại gỗ công nghiệp MFC thường này có màu vàng nâu tự nhiên của gỗ.
- Gỗ công nghiệp MFC chống ẩm
Loại này có khả năng chống nước vượt trội; độ co dãn, đàn hồi tuyệt đối. Có thể chống nước khi độ ẩm cao, nhưng vẫn đảm bảo độ dãn vừa đủ khi nhiệt độ tăng.
MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.
Ván MFC chống ẩm thường được ứng dụng trong các sản phẩm nội thất gia đình. Thường được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn toilet.
- Gỗ công nghiệp MFC chống cháy
Để tăng cường khả năng chống cháy cho ván MFC thì thạch cao và xi măng đôi khi được dùng làm chất kết dính. Ván chống cháy có lõi màu đỏ, được ứng dụng nhiều trong các công trình công cộng; hoặc những nơi dễ cháy trong nhà ở như khu vực bếp nấu ăn.
c. Phân loại theo bề mặt trang trí Melamine
Nếu lấy bề mặt làm tiêu chí phân loại thì gỗ công nghiệp MFC bao gồm 3 loại chính là gỗ công nghiệp MFC vân đơn sắc, MFC vân gỗ và MFC vân đá. Mỗi loại bề mặt này đều có phong cách riêng; thích hợp với từng loại không gian riêng; và theo sở thích của mỗi người.
- Melamine đơn sắc hiện đại, tinh tế.
- Melamine vân gỗ thân thiện, gần gũi.
- Melamine vân đá sang trọng, thanh lịch.
► Xem thêm: Gỗ Veneer là gì? Ưu nhược điểm gỗ Veneer
4. Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC có độ cứng chắc và mang tính thẩm mỹ cao. Chúng thích hợp với cả các sản phẩm nội thất văn phòng (bàn làm việc, bàn họp, tủ hồ sơ,…); và nội thất gia đình (tủ bếp, tủ quần áo, vách ngăn,…).
5. Lời kết
Trên đây, Nội Thất Gia Phong vừa chia sẻ đến các bạn một số thông tin về gỗ công nghiệp MFC. Hy vọng, những thông tin ở trên có thể bổ sung cho bạn những kiến thức hữu ích và cần thiết. Giúp bạn có thêm cho mình cơ sở để lựa chọn được những món đồ nội thất gỗ công nghiệp phù hợp và lý tưởng nhất.
Trong thành phố Đà Nẵng, có hàng trăm cửa hàng nội thất gỗ lớn nhỏ với đầy đủ chủng loại; từ gỗ tự nhiên cho đến gỗ công nghiệp. Nhưng để biết chính xác thứ bạn mua là gỗ gì? và điều đó có thật như người bán hàng chia sẻ hay không? thì các bạn nên nghiên cứu và tham khảo các bài viết về kiến thức đồ gỗ nội thất của chúng tôi. Hãy ghé thăm noithatgiaphong.vn mỗi ngày để cập nhật thêm thật nhiều bài viết hay khác bạn nhé!
Nếu bạn còn có những câu hỏi nào cần được giải đáp về ghế sofa phòng khách thì đừng ngần ngại gọi; hoặc nhắn tin trên website và facebook; hỏi nhân viên tư vấn của Gia Phong nhé!