Cách bảo quản ghế sofa da cũ hiệu quả, tăng tuổi thọ
Vệ sinh, bảo dưỡng ghế sofa da cũ định kỳ
Việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp lấy đi những vết bẩn cũng như vi khuẩn, nấm mốc trên ghế sofa da cũ. Đây cũng là cách đánh bay mùi khó chịu trên ghế, giảm thiểu các tác nhân gây mẩn ngứa, dị ứng cho người dùng.
Vệ sinh ghế sofa da cũ định kỳ
Bạn nên lau ghế sofa da bằng khăn mềm ẩm khoảng 3 - 5 ngày/lần, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh làm sạch được khuyến cáo hoặc dùng baking soda để lau chùi. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng lớp da.
Ngoài ra bạn nên sử dụng thêm lọ bảo dưỡng cho ghế sofa da cũ định kỳ từ 2 - 4 ngày/lần. Lớp bảo dưỡng giúp bổ sung độ ẩm cần thiết cho sofa da, hạn chế tình trạng nứt nẻ do thiếu độ ẩm. Ngoài ra, nó còn tạo một lớp bảo vệ bên ngoài để giúp da sáng bóng và bền đẹp như mới.
Đặt ghế sofa da cũ ở vị trí thông thoáng
Nhiệt độ và độ ẩm đều là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ghế sofa da cũ. Nếu bạn đặt ghế sofa ở nơi có nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho bề mặt da bị nứt nẻ, bong tróc hoặc đặt ở vị trí ẩm ướt lâu ngày sẽ khiến lớp da bị mềm bở, nấm mốc. Do đó bạn nên đặt ghế sofa da ở nơi thoáng mát, không bị ẩm thấp hoặc tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Tốt nhất bạn nên trang bị thêm rèm cửa để che nắng.
Đặt ghế sofa da cũ ở nơi thoáng mát
Tránh xa các vật sắc nhọn
Dù là sofa da thật hay da công nghiệp thì khi bị va chạm với các vật sắc nhọn như kéo, dao, bút,... đều rất dễ bị hư hỏng, trầy xước gây ảnh hưởng đến độ bền cũng như tính thẩm mỹ của ghế sofa.
Độ bền của ghế sofa da cũ chắc chắn sẽ không bền bằng các loại sofa da mới, chính vì vậy mà bạn nên cẩn trọng khi sử dụng các đồ vật sắc nhọn gần ghế sofa đặc biệt là với các em nhỏ.
Bảo quản ghế sofa da cũ khi không sử dụng
Nếu gia đình bạn có chuyến du lịch, đi về quê dài ngày và không sử dụng bộ ghế sofa da cũ trong một thời gian dài thì tốt nhất nên tìm phương án bảo quản. Cách tốt nhất là sử dụng bọc sofa chuyên dụng để phòng ngừa bụi bẩn và độ ẩm hiệu quả.
Hạn chế di chuyển ghế sofa da cũ
Để bộ ghế sofa da cũ nhà bạn được bảo quản một cách tốt nhất thì hãy hạn chế di chuyển chúng trong quá trình sử dụng. Việc di chuyển nhiều có thể gặp phải những tình trạng va chạm dẫn đến trầy xước, hỏng rách và ảnh hưởng đến chất lượng khung ghế sofa.
Đặt ghế sofa da ở vị trí cố định, hạn chế di chuyển
Những sai lầm cần tránh khi bảo quản ghế sofa da cũ
- Không vệ sinh ghế sofa da cũ ngay khi vừa bị dính bẩn đặc biệt là nước trà, cà phê, bánh kem,... Những vết bẩn này khi thấm vào lớp da có thể tạo nên các mảng màu khó chịu gây mất thẩm mỹ cho chiếc sofa.
- Sử dụng khăn quá ướt hoặc đổ trực tiếp nước lên ghế sofa da để vệ sinh. Nếu bạn để nước thấm vào ghế sofa da lâu ngày sẽ gây ra nấm mốc và mùi hôi khó chịu.
- Phơi ghế sofa da cũ ngoài nắng hoặc sử dụng máy sấy, tốt nhất là nên làm khô ghế sofa bằng cách dùng quạt hoặc đặt nơi thoáng mát có gió trời tự nhiên. Sử dụng bàn chải cứng và các dung dịch có chứa chất tẩy mạnh để vệ sinh lau chùi ghế sofa da cũ. Việc chà sát hoặc dùng hóa chất có tính axit, bazo quá mạnh sẽ khiến cho lớp da rất dễ bị bào mòn, bạc màu.
Vệ sinh làm sạch đúng cách không chỉ giúp tăng tuổi thọ của bộ ghế sofa da cũ mà nó còn mang lại hiệu quả trang trí, giúp phòng khách nhà bạn luôn được bừng sáng và tràn đầy năng lượng. Với những chia sẻ trên, Nội Thất Gia Phong hy bạn bạn sẽ biết cách bảo quản ghế sofa da cũ đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao.